Nên chọn Private Cloud hay Public Cloud?

Công nghệ điện toán đám mây đã tác động lớn đến việctriển khai hạ tầng CNTT trong doanh nghiệp. Hiện nay Public CloudPrivate Cloud là hai nền tảng sử dụng mô hình điện toán đám mây tiêu chuẩn, được sử dụng phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp. Theo báo cáo của IDC, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng dịch vụ Public Cloud cao nhất Đông Nam Á với 32% (CAGR 2018-2023)

Cùng HI GIO Cloud tìm hiểu và so sánh để chọn ra giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

1. Public Cloud là gì? 

Trong mô hình đám mây công cộng, các dịch vụ và tài nguyên được cung cấp thông qua nhà cung cấp dịch vụ đám mây bên thứ ba (Cloud Service Provider – CSP) và được phân phối qua internet thông qua mô hình subscription (người dùng trả phí hàng tháng hoặc trả phí cho dung lượng sử dụng), chẳng hạn như nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS), cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS) hoặc phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS). 

Trong mô hình này, tất cả phần cứng và phần mềm đều do nhà cung cấp đám mây sở hữu, vận hành, bảo trì và chia sẻ với những người dùng khác. Ví dụ về các đám mây công cộng bao gồm Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, Google Cloud Platform (GCP) hay HI GIO Cloud. Đám mây công cộng hoạt động theo nguyên tắc nhiều bên thuê, có nghĩa là nhiều tổ chức hoặc “người thuê” có quyền truy cập vào cùng cơ sở hạ tầng đám mây và tài nguyên máy tính, chẳng hạn như máy chủ và bộ lưu trữ đám mây.

Ưu điểm: 

Tiết kiệm chi phí: trong mô hình đám mây công cộng, các doanh nghiệp sẽ sẽ trả chi phí CNTT thấp hơn vì không cần mua, vận hành hoặc bảo trì phần cứng – phần mềm. Hơn nữa, nhà cung cấp dịch vụ sẽ thu phí theo hình thức Pay-as-you-go (PAYG), dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu.

Bảo trì & nâng cấp: nhà cung cấp đám mây công cộng chịu trách nhiệm bảo trì toàn bộ môi trường đám mây và các hạ tầng liên quan.

Khả năng mở rộng: doanh nghiệp dễ dàng tăng hoặc giảm quy mô tài nguyên nhanh chóng theo yêu cầu của khối lượng công việc.

Độ tin cậy cao: khối lượng công việc trên đám mây công cộng có thể được di chuyển nhanh chóng từ máy chủ này sang máy chủ khác trong trường hợp hệ thống doanh nghiệp quá tải hoặc xảy ra sự cố.

Trọng tâm kinh doanh: đám mây công cộng tạo ra ít nhu cầu bảo trì và chuyên môn CNTT để quản lý cơ sở hạ tầng nên doanh nghiệp có thể tập trung vào các hoạt động kinh doanh.

Nhược điểm 

Bảo mật: Mô hình đám mây công cộng tuân theo mô hình Shared Responsibility Model. Điều này có nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ sẽ giám sát và ứng phó với các mối đe dọa đối từ cơ sở hạ tầng đám mây và khách hàng sẽ chịu trách nhiệm bảo mật dữ liệu, ứng dụng, khối lượng công việc hoặc hệ điều hành. Nhiều doanh nghiệp có thể không nhận ra vai trò trách nhiệm trên, nên chưa áp dụng các biện pháp thực hành an ninh mạng mạnh mẽ dành cho đám mây của họ.

2. Private Cloud là gì?

Đám mây riêng, đôi khi được gọi là trung tâm dữ liệu riêng tại chỗ (on-premise), là mô hình điện toán đám mây trong đó một tổ chức có quyền sử dụng độc quyền đám mây, các dịch vụ và cơ sở hạ tầng liên quan. Đám mây riêng vẫn có thể được cung cấp bởi CSP nhưng nó chỉ dành riêng cho một người dùng và tài nguyên không bao giờ được chia sẻ giữa nhiều tổ chức.

Ưu điểm: 

+ Tăng cường bảo mật: các đám mây riêng hoạt động trong môi trường biệt lập, chuyên dụng, hạn chế quyền truy cập vào một tổ chức thông qua mạng riêng. Do đó, dữ liệu của doanh nghiệp được lưu trữ an toàn trên thiết bị được quản lý bởi doanh nghiệp.

+ Quyền kiểm soát nhiều hơn: nền tảng đám mây riêng được lưu trữ trong môi trường riêng tư tại chỗnên doanh nghiệp có quyền kiểm soát hoàn toànhệ thống. 

+ Triển khai linh hoạt: Đám mây riêng cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh cơ sở hạ tầng dựa trên nhu cầu kinh doanh, công nghệ hoặc các yêu cầu về tuân thủ quy định lưu trữ dữ liệu

+ Hiện đại hóa ứng dụng và nhất quán hiệu suất: các đám mây riêng có thể được tùy chỉnh và nâng cấp công nghệ hiện đại để phù hợp với từng ứng dụng và hoạt động của doanh nghiệp.Với môi trường đám mây riêng, hiệu suất sẽ dễ dự đoán hơn vì phần cứng của doanh nghiệp không được chia sẻ với các tổ chức khác.

Nhược điểm

+ Chi phí cao hơn: nhược điểm lớn nhất của đám mây riêng đối với các tổ chức là chúng có chi phí cao hơn, đặc biệt nếu phải mua và cài đặt phần cứng mới.

Ngoài ra, các giải pháp đám mây riêng thường có khả năng mở rộng kém linh hoạt hơn. Dung lượng và khả năng sẵn có trong mô hình này được giới hạn ở phần cứng và phần mềmđã mua và thiết lập, doanh nghiệpsẽ cần mua thêm phần cứng, và đợi từ 3-6 tuần nếu cần mở rộng quy mô hoặc thêm các tính năng mới.

3. Điểm khác biệt giữa Public Cloud và Private Cloud:

Public CloudPrivate Cloud
Cơ sở hạ tầngNhà cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm về thiết lập và vận hành cơ sở hạ tầng và cung cấp các tài nguyên cho khách hàng thông qua internetDoanh nghiệp chịu trách nhiệm cho hạ tầng trung tâm dữ liệu riêng tại chỗ (on-premise), hoặc sử dụng dịch vụ đám mây riêng bởi nhà cung cấp dịch vụ. 
Bảo mậtNhà cung cấp chịu trách nhiệm bảo mật tất cả cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm mà họ cung cấp. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm bảo mật dữ liệu và ứng dụng  trên đám mâyCác tổ chức chịu trách nhiệm bảo mật cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm, cũng như dữ liệu và ứng dụng
Triển khaiTriển khai đám mây công cộng rất nhanh chóng và đơn giản.  Chỉ cần mất vài tiếng để doanh nghiệp có thể thiết lập môi trường đám mây công cộng  
Triển khai phức tạp và tốn thời gian. Quá trình này đòi hỏi đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thời gian và nhân sự chuyên môn kỹ thuật để thiết lập môi trường  riêng cho doanh nghiệp.
Chi phí hoạt độngĐám mây công cộng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn, không  tốn phí duy trì và chỉ phải trả cho những tài nguyên đã sử dụng theo tháng nhờ vào mô hình thanh toán Pas-as-you-go .   

Tiêu tốn nhiều chi phí đầu tư lớn như mua , quản lý thiết bị,  cơ sở hạ tầng phần cứng  cũng như đội ngũ nhân sự phụ trách thiết lập và bảo trì hệ thống.

4. Dịch vụ Public Cloud và Private Cloud tại HI GIO Cloud

HI GIO Cloud cung cấp cho doanh nghiệp sự linh hoạt hoàn toàn để dịch chuyển “lên mây” . Doanh nghiệp có thể tự cấu hình, quản lý, kiểm soát và giám sát tất cả các tài nguyên đám mây. Sử dụng dịch vụ tại HI GIO Cloud, doanh nghiệp sẽ có “hành trình lên mây” rõ ràng với 2 loại mô hình Public Cloud và Private Cloud.

HI GIO Public Cloud: được thiết kế tùy biến và linh hoạt theo từng yêu cầu chuyên biệt, bộ nhớ ảo và tiện ích bổ sung đi kèm. HI GIO Public Cloud đáp ứng với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp từ quy mô nhỏ cho tới quy mô lớnBên cạnh đó, cổng quản lý thông tin dễ sử dụng là một điểm cộng giúp vận hành nhanh chóng và hiệu quả.

HI GIO Private Cloud: được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu tuân thủ về chính sách bảo mật, thông qua các máy chủ dành riêng để đảm bảo tài nguyên của doanh nghiệp không chia sẻ với các doanh nghiệp khác. 

Bạn có thể chọn HI GIO Public hoặc Private Cloud dựa theo chi phí phù hợp để cá nhân hóa đám mây của riêng bạn. Với mô hình Public Cloud và Private Cloud, HI GIO Cloud cung cấp những tính năng ưu việt giúp khách hàng có thể cá nhân hóa đám mây của mình như :

  • Khối lưu trữ (Block Storage): đa dạng từ tiêu chuẩn đến cao cấp, khối lượng lưu trữ 1GB lên đến 30.000GB tùy theo nhu cầu của khách hàng.
  • Tăng tốc độ tính toán với chip NVIDIA GPU: GPU là chìa khóa tăng tốc hiệu suất. HI GIO Public & Private Cloud được điều chỉnh hoàn toàn bởi GPU NVIDIA
  • Nâng cao quản lý đám mây với công nghệ VMware: IIJ Global Solutions Việt Nam hợp tác với VMware mở ra những khả năng mới cho các tổ chức đang tìm cách tối ưu hóa cơ sở hạ tầng CNTT của họ và tận dụng những lợi ích của điện toán đám mây. Môi trường ảo hóa VMWare có đầy đủ chức năng của một máy tính ảo, với các thành phần chính như CPU, bộ nhớ để lưu trữ thông tin dữ liệu, mạng và bộ lưu trữ riêng. Công nghệ ảo hóa VMware giúp doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại máy chủ ảo khác nhau chỉ với trên cùng một máy chủ vật lý.
  • Lưu trữ linh hoạt với tốc độ xử lý IOPs trên nền tảng ổ cứng NVMe của HI GIO Cloud powered FPT & IIJ: HI GIO CLoud sở hữu công nghệ NVMe lưu trữ flash thuộc thế hệ công nghệ lưu trữ mới nhất, gia tăng hiệu suất và có độ trễ thấp. Khách hàng có thể linh hoạt tùy chỉnh dung lượng ổ đĩa ảo và IOPS vào bất cứ lúc nào.

Kết luận

HI GIO Cloud cung cấp đa dạng các giải pháp Cloud phù hợp với mọi ngành nghề và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay. Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn còn băn khoăn không biết nên lựa chọn dịch vụ Public Cloud hay Private Cloud, liên hệ ngay với HI GIO Cloud để được hỗ trợ tư vấn thiết kế, triển khai và/hoặc di chuyển môi trường đám mây của mình.

SHARE

Tin mới nhất

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2024 – FPT & IIJ Global Solutions Việt Nam công bố ra mắt giải pháp HI GIO Kubernetes (K8s) – Dịch vụ quản

Sao lưu dữ liệu kinh doanh quan trọng nên là thói quen thường xuyên của mọi người. Quan trọng đối với bảo vệ dữ liệu, phục hồi sau thảm họa

Trong một thế giới mà dữ liệu không bao giờ ngừng tăng theo cấp số nhân—thậm chí trong một mili giây—thì không có gì ngạc nhiên khi nhiều công ty

Tin nổi bật

Ngày 13/04/2017, Công ty TNHH MTV Viễn thông quốc tế FPT (FTI) thuộc Công ty Cổ phẩn Viễn thông FPT (FPT Telecom) vừa ra mắt dịch vụ điện toán đám