Theo dự báo của một số tổ chức quốc tế, tốc độ tăng trưởng trung bình của thị trường Cloud Việt Nam sẽ là 26% mỗi năm (cao nhất trong khu vực ASEAN). Khảo sát của Viện Giá trị doanh nghiệp IBM (IBV) cho biết có đến 56% doanh nghiệp Việt sử dụng nền tảng quản lý đám mây, đồng nghĩa với việc vẫn còn gần một nửa doanh nghiệp do dự trong việc chuyển đổi từ giải pháp tại chỗ (on-premise) sang đám mây.
Vậy sự khác biệt giữa On-premise và Cloud là gì ?
Đâu là sự lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp ?
Cùng nhau tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây:
1.On-premise là gì?
On-premise là giải pháp công nghệ dành cho doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu tại chỗ. Đây là giải pháp được thiết lập dựa trên hệ thống máy chủ và hệ điều hành của chính doanh nghiệp.
Với giải pháp On-premise, doanh nghiệp cần có đội ngũ CNTT để quản lý phần cứng vật lý như cài đặt và bảo trì, cũng như thiết lập các chính sách và hệ thống bảo mật cho hạ tầng CNTT của doanh nghiệp
2.Cloud là gì?
Cloud – Cloud Computing hay còn gọi là điện toán đám mây, là việc cung cấp các dịch vụ điện toán thông qua Internet, với chính sách thanh toán theo mức sử dụng (Pay-as-you-go). Những tài nguyên này bao gồm các công cụ và ứng dụng như lưu trữ dữ liệu (storage), máy chủ, cơ sở dữ liệu (data base), mạng và phần mềm.
Thay vì mua, lắp đặt, sở hữu và quản lý các trung tâm dữ liệu tại chỗ, doanh nghiệp có thể hoàn toàn sử dụng các dịch vụ trên từ bên thứ 3 – Nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Service Provider – CSP). Với giải pháp này, nhà cung cấp dịch vụ sẽ quản lý hạ tầng máy chủ, cập nhật phần cứng, phần mềm cũng như giải pháp bảo mật để đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục cho người dùng.
Có 3 mô hình dịch vụ Điện toán đám mây: Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ – Infrastructure as a service (IaaS), Nền tảng dưới dạng dịch vụ- Platform as a service (Paas), Phần mềm dưới dạng dịch vụ – Software as a service(Saas)
- IaaS: Ở cấp độ IaaS, doanh nghiệp phải tự quản lý hạ tầng nhiều hơn, nhưng đồng thời cũng có nhiều sự kiểm soát hơn. Chẳng hạn như với portal của HI GIO Cloud, người dùng có thể linh hoạt nâng cấp các dung lượng như CPU, memory hay storage. AWS, Azure hay HI GIO Cloudchính là những cái tên nổi bật của mô hình này.
- PaaS: Ở cấp độ PaaS, người dùng không phải cài đặt phần cứng và phần mềm nội bộ mà phát triển các website, ứng dụng trên môi trường sẵn có từ nhà cung cấp, ví dụ như Heruko.
- SaaS: Ở cấp độ SaaS, sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh đã được tạo ra, người dùng chỉ cần thông qua mạng internet là có thể truy cập và sử dụng. Microsoft Office 365 là ví dụ điển hình nhất cho mô hình này.
3.So sánh hai nền tảng On-premises và Cloud
Mỗi giải pháp sẽ có đặc điểm riêng và việc lựa chọn ứng dụng Cloud hay On-premise
còn tùy thuộc vào mục tiêu và nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Cùng làm bài toán so sánh giữa On-premise và Cloud bên dưới:
Mỗi giải pháp sẽ có đặc điểm riêng và việc lựa chọn ứng dụng Cloud hay On-premise
còn tùy thuộc vào mục tiêu và nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Cùng làm bài toán so sánh giữa On-premise và Cloud bên dưới:
1. Khả năng kiểm soát
On-premise: Cho phép doanh nghiệp được toàn quyền truy cập, kiểm soát và quản lý hệ thống dữ liệu. Hơn nữa, lưu trữ tại chỗ có thể truy cập được ngay cả khi không có kết nối Internet. Đây cũng điểm cần lưu ý đối với các doanh nghiệp có nhu cầu về bảo mật cao. Tuy nhiên, giải pháp này lại yêu cầu đội ngũ IT trình độ cao để nâng cấp, vận hành và quản lý.
Cloud: Giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực nhân sự. Đội ngũ chuyên gia của nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm đối với hệ thống. Người dùng dễ dàng quản lý, theo dõi và cấu hình thông qua Cổng quản lý dịch vụ (Portal) của nhà cung cấp.
2. Tính bảo mật
On-premise: Phần cứng và phần mềm được cài đặt trong cơ sở của doanh nghiệp và chỉ vận hành trong giới hạn mạng nội bộ nên dữ liệu hoàn toàn được lưu trữ để phù hợp với Chính sách và quy định bảo mật của doanh nghiệp.
Cloud: Dữ liệu doanh nghiệp sẽ được mã hóa và lưu trữ tại hệ thống data center đạt chuẩn quốc tế như ANSI/TIA-942, Uptime Tier, ISO 9001, ISO 27001, ISO 27017 để đảm bảo các quy định và tuân thủ về bảo mật.
Bên cạnh đó, giải pháp Cloud ít có khả năng xảy ra sự cố phần cứng hay phần mềm nhờ vào nhà cung cấp luôn phát triển các kế hoạch dự phòng, ngăn chặn tấn công, thảm họa để bảo mật dữ liệu.
Với dịch vụ HI GIO Cloud, hạ tầng được trang bị mạnh mẽ từ phần cứng đến phần mềm:
- Hệ thống data center toàn quốc của FPT, đạt chuẩn ANSI/TIA-942, Uptime Tier III Facility, ISO 9001, ISO 27001, ISO 27017, ISO 50001, chứng chỉ PCI DSS.
- Hạ tầng được trang bị hệ thống tường lửa mạnh mẽ như L4 Firewall và WAF (Web Application Firewall), hay còn gọi là tường lửa ứng dụng web.
3. Hiệu quả triển khai
On-premise: Tất cả các nguồn tài nguyên sẽ được cài đặt và triển khai trực tiếp vào cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể toàn quyền cấp phép cho các tài khoản nội bộ, cũng như trực tiếp quản lý hạ tầng mà không bị tác động bởi bất kỳ một bên thứ ba nào. Doanh nghiệp cũng có thể nâng cấp hoặc tùy chỉnh hạ tầng On-premise theo nhu cầu. Tuy nhiên, việc cập nhật, nâng cấp hệ thống sẽ mất từ 3-6 tháng và đòi hỏi đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm cũng như khả năng xử lý sự cố phát sinh.
Cloud: Toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp được mã hóa và lưu trữ trên nền tảng đám mây. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với hệ thống và dịch vụ từ lưu trữ, bảo mật cho đến nâng cấp. Với hạ tầng HI GIO Cloud, giải pháp còn giúp doanh nghiệp giám sát, ổn định, đồng bộ và bảo mật máy chủ, đảm bảo giảm thiểu sự cố ngừng hoạt động khi có bất cứ thảm họa xảy ra thông qua mô hình Data Center-Disaster Recovery theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn nhận được các lợi ích nổi bật khác như:
- Quản lý & Vận hành dễ dàng
Dễ dàng quản lý, giám sát và cấu hình tài nguyên thông qua cổng quản lý (portal) của nhà cung cấp dịch vụ. Với hạ tầng HI GIO Cloud, giao diện portal được thiết kế tối ưu, giúp gia tăng trải nghiệm cho người dùng nhờ vào các tính năng như theo dõi tài nguyên sử dụng trên từng VM, hỗ trợ TOTP MFA và SMS MFA. Ngoài ra, đội ngũ chuyên gia còn cung cấp hỗ trợ cho khách hàng 24/7/365 hoàn toàn miễn phí.
- Tính linh hoạt cao
Tùy theo nhu cầu, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng, nâng – hạ tài nguyên nhanh chóng tại bất kỳ thời điểm nào với thao tác trực tiếp trên portal. Với hạ tầng HI GIO Cloud, ngoài khả năng mở rộng, tính năng Auto Scale nổi trội còn giúp cân bằng tài nguyên giữa các VM để đảm bảo công việc của doanh nghiệp không bị gián đoạn và diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
- Truy cập mọi lúc, mọi nơi
Cho phép nhân viên làm việc ở mọi nơi có kết nối Internet, bao gồm cả kết nối 4G và 5G. Cho phép người dùng làm việc trên mọi thiết bị từ PC, laptop, máy tính bảng và điện thoại di động. Với ưu thế của hạ tầng HI GIO Cloud là sử dụng hệ thống đường trục mạnh mẽ của FPT Telecom lên tới 80Gbps, tốc độ kết nối nội bộ lên tới 100Gbps, giúp đáp ứng nhu cầu truy xuất cao của khách hàng.
- Nâng cấp & Cập nhật nhanh chóng
Nhà cung cấp dịch vụ liên tục nâng cấp và cập nhật công nghệ mới từ phần mềm cho đến phần cứng để mang đến giải pháp hiệu quả về ứng dụng lẫn chi phí. Với hạ tầng HI GIO Cloud Gen 2, các giải pháp tiêu biểu được ứng dụng có thể kể đến như:
- Nền tảng ổ cứng NVME (nhanh hơn rất nhiều với SSD) giúp gia tăng hiệu suất và có độ trễ thấp, để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của khách hàng khi chạy Big Data, AI…
- Hệ thống Network được áp dụng Kiến trúc mạng Spine-Leaf (xu hướng mới cho các tiêu chuẩn thiết kế network), tạo kiến trúc truyền thông nhanh, có thể dự đoán được, có thể mở rộng và hiệu quả trong môi trường trung tâm dữ liệu.
- Tăng độ sẵn sàng cho kênh truyền khi sử dụng cả MPLS và VPN.
4. Chi phí
On-premise: Doanh nghiệp phải chi trả các loại chi phí như:
- Chi phí vốn (CAPE – Captital Expenditure) để xây dựng hệ thống trung tâm dữ liệu như mua thiết bị server, network, tường lửa…
- Phí duy trì hệ thống hàng tháng như tiền điện, phí bảo trì, bảo dưỡng…
- Phí thuê và đào tạo nhân sự IT để xây dựng và vận hành hệ thống.
Cloud: giúp các tổ chức không phải đầu tư vào phần cứng máy chủ, thiết bị mạng, đội ngũ quản lý mà chỉ trả phí cho tài nguyên đã sử dụng hàng tháng (Chi phí hoạt động – OPEX – Operating Expenditure) thông qua hình thức Pay-as-you-go (PAYG). Doanh nghiệp không phải chi ngân sách cho việc xây dựng, bảo trì hệ thống hay đội ngũ nhân sự, phía nhà cung cấp dịch vụ sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm cho khoản chi phí này.
4.Kết luận
Mặc dù các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam đang có xu hướng dịch chuyển từ On-premise sang Cloud nhờ vào khả năng mở rộng linh hoạt, hiệu quả chi phí, quản lý dễ dàng, hiệu suất vượt trội và bảo mật toàn diện, nhưng việc lựa chọn Cloud hay On-premise còn phụ thuộc vào mục tiêu, chiến lược và khả năng ứng dụng của doanh nghiệp.