3 ngành nhận được lợi ích cao nhất khi ứng dụng điện toán đám mây

Trong bối cảnh kỹ thuật số phát triển nhanh chóng ngày nay, ứng dụng điện toán đám mây đã trở thành một yếu tố quan trọng thay đổi cuộc chơi cho nhiều ngành công nghiệp. Điện toán đám mây là lựa chọn hàng đầu với nhiều tính năng và giải pháp nhằm giải quyết các điểm yếu của từng ngành cụ thể, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và đổi mới thành công. Hãy cùng HI GIO Cloud khám phá xem điện toán đám mây đang thay đổi lĩnh vực khác nhau như thế nào.

1. Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây (cloud computing) là việc phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng. Thay vì mua, sở hữu và bảo trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý, bạn có thể tiếp cận các dịch vụ công nghệ, như năng lượng điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu, khi cần thiết, từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây. (Theo AWS)

2. Ứng dụng của điện toán đám mây

–  Lưu trữ dữ liệu không giới hạn: Khi sử dụng công nghệ điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể lưu trữ 1 dữ liệu vô hạn thông qua trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp mà không cần cơ sở hạ tầng vật lý. 

– Kết nối và chia sẻ dữ liệu: doanh nghiệp có thể truy cập vào kho tài nguyên tại bất kỳ nơi nào thông tin qua Internet. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối và chia sẻ công việc từ xa. 

Lưu trữ website an toàn:giúp doanh nghiệp lưu trữ website an toàn, tránh tối đa được các rủi ro khi gặp sự cố máy chủ.

Sao lưu và khôi phục dữ liệu: Lưu trữ dữ liệu trên các ổ cứng HDD hoặc SSD, hay thậm chí là hạ tầng on-premise vẫn tồn tại nhiều rủi ro và có khả năng mất dữ liệu vĩnh viễn nếu không có biện pháp dự phòng hoặc khôi phục kịp thời. Sao lưu dữ liệu trên đám mây, doanh nghiệp có thể khôi phục dữ liệu nhanh chóng và luôn có bản sao lưu dự phòng tránh gây gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ứng dụng quản lý doanh nghiệp: Khi đưa các dữ liệu lên hệ thống lưu trữ đám mây, người quản lý dễ dàng theo dõi, nắm bắt tiến độ công việc, từ đó có thể kiểm soát và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả.

3. Ứng dụng điện toán đám mây trong 03 ngành hàng cốt lõi tại Việt Nam  

1- Bán lẻ: Nâng cao tính ổn định và trải nghiệm người dùng

Xu hướng của ngành: Sau đại dịch Covid-19, người dùng có xu hướng sử dụng mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Theo báo cáo của NielsenIQ, tại Việt Nam kênh truyền thống vẫn là kênh bán lẻ chính và chiếm tới hơn 80% thị phần sản lượng doanh thu, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Xu hướng ngành bán lẻ hiện tại và tiếp tục phát triển  trong tương lai bao gồm: 

  • Bán hàng trực tuyến trên các kênh truyền thông xã hội, giới thiệu sản phẩm qua các KOLs, người có ảnh hưởng (influencers)…
  • Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng để tăng tương tác giữa khách hàng và thương hiệu. Từ đó đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
  • Kết hợp công nghệ bán lẻ và nền tảng thương mại điện tử với các cửa hàng bán lẻ vật lý. Các doanh nghiệp cần tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng một hành trình liền mạch, các đơn đặt hàng trực tuyến cũng sẽ được hoàn thiện và phân phối thông qua các cửa hàng vật lý.

Thách thức của ngành: Các trang web bán lẻ thường gặp phải các vấn đề liên quan đến tính ổn định, đặc biệt là trong thời điểm lưu lượng truy cập cao như sale hàng tháng hoặc dịp siêu sale. Các cuộc tấn công DDoS và thách thức về khả năng mở rộng có thể cản trở trải nghiệm của người dùng. Để duy trì tính cạnh tranh, các nhà bán lẻ cần phải tối ưu hóa sự hiện diện trực tuyến của mình.

Ứng dụng của điện toán đám mây trong ngành bán lẻ: 

Cơ sở hạ tầng điện toán đám mây cung cấp các tính năng cần thiết như Tự động mở rộng quy mô (Auto scale), Cân bằng tải (Load Balancing) và Tường lửa ứng dụng web (WAF). Những tính năng này đảm bảo sự ổn định của trang web, ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS và cung cấp môi trường an toàn cho trải nghiệm nâng cao của người dùng. Để tiếp tục phát triển mạnh trong ngành công nghiệp cạnh tranh cao này, các nhà bán lẻ nên mở rộng phạm vi tiếp cận với khách hàng bằng cách quản lý nhiều cửa hàng thông qua vận hành các hệ thốngERP, CRM trên đám mây. Điều này giúp mang lại trải nghiệm khách hàng độc đáo, đồng thời tinh gọn quá trình quản lý và vận hành cho doanh nghiệp. 

2 – Sản xuất: Tăng cường độ tin cậy và hiệu quả chi phí

Xu hướng của ngành: Ngành sản xuất đang đón đầu công nghiệp 4.0 với sự tích hợp của công nghệ kỹ thuật số. Chuyển đổi và tận dụng dữ liệu hiện có vào quy trình sản xuất, áp dụng tự động hóa, ứng dụng máy học (Machine Learning), thị giác máy tính (Computer vision) và robot vào quy trình sản xuất giúp doanh nghiệp đẩy mạnh giá trị sản xuất, nâng cao giá trị giản phẩm cũng như tăng độ tin cậy và hiệu quả chi phí trong lĩnh vực này.

Thách thức của ngành: Phần mềm sản xuất truyền thống có thể dễ gặp phải các vấn đề kỹ thuật, cần có sự hỗ trợ đáng kể về CNTT. Vận hành máy chủ nội bộ rất tốn kém và yêu cầu bảo trì thường xuyên. Do đó, việc tìm giải pháp nâng cao năng suất lao động, giảm tối đa chi phí sản phẩm và cải thiện chất lượng sản phẩm là điều ưu tiên. Áp dụng kỹ thuật số vào quy trình sản xuất tự động đang là phương án khả thi giúp doanh nghiệp vận hành quy trình sản xuất dễ dàng, tối ưu hóa sản xuất, tăng cường độ tin cậy và hiệu quả chi phí.

Ứng dụng của điện toán đám mây trong ngành sản xuất: Công nghệ dựa trên đám mây mang lại cho ngành sản xuất những lợi ích: 

  • Độ tin cậy cao : Công nghệ dựa trên đám mây có ít vấn đề kỹ thuật hơn phần mềm được sử dụng trên các máy tính riêng lẻ; 
  • Tiết kiệm chi phí: Các giải pháp đám mây không yêu cầu máy chủ nội bộ; 
  • Khả năng mở rộng lớn: Điện toán đám mây phát triển cùng với doanh nghiệp hoặc có thể dễ dàng thu nhỏ lại trong thời gian chậm hơn; 
  • Ít lãng phí thời gian hơn trong việc cập nhật máy tính: Công nghệ có trụ sở tại đám mây vẫn được cập nhật mà không cần các bộ phận CNTT lãng phí thời gian để đảm bảo mọi người đều có phiên bản mới nhất của phần mềm; 
  • Quản lý tập trung: Các chương trình truy cập có thể xảy ra từ bất kỳ máy tính nào trong tổ chức, cải thiện khả năng quản lý.

3 – Thương mại điện tử: Ưu tiên trải nghiệm người dùng và bảo mật

Xu hướng của ngành: Đại dịch COVID-19 đã thay đổi những thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam ở mọi lứa tuổi. Mọi người đã quen với việc sử dụng các website và ứng dụng sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, hay thậm chí là Tiktok để mua sắm từ đồ dùng gia dụng đến thiết bị điện tử… Tuy nhiên, ngành Thương mại điện tử muốn phát triển ổn định thì cần phải có cơ sở hạ tầng đảm bảo tính bảo mật cao, truy cập nhanh chóng, tập trung nâng cao trải nghiệm cho người tiêu dùng. 

Thách thức của ngành: Các trang web chậm hoặc quá tải có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua hàng của dùng trực tuyến. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng lo ngại về vấn đề bảo mật, đặc biệt là liên quan đến các cuộc tấn công DDoS, có thể gây nguy hiểm cho dữ liệu người dùng và thông tin thanh toán.

Ứng dụng của điện toán đám mây trong ngành thương mại điện tử:  Đối với lĩnh vực thương mại điện tử, trải nghiệm người dùng trên website hay ứng dụng của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để họ quyết định mua hàng tại sàn thương mại điện tử đó hay không. Đặc biệt vào thời điểm có chương trình khuyến mãi, hoặc sự kiện lớn theo mùa, các sàn thương mại điện tử có lượng lớn người truy cập dễ dẫn đến tình trạng sập web, lỗi thanh toán…Vậy nên việc ứng dụng nền tảng điện toán đám mây sẽ mang đến cho doanh nghiệp các lợi thế cạnh tranh như:

  • Đảm bảo tốc độ và tính khả dụng của trang web. 
  • Các biện pháp bảo mật vượt trội giúp doanh nghiệp tránh khỏi các cuộc tấn công DDoS, bảo vệ thông tin người dùng và thanh toán. 
  • Hơn nữa, các giải pháp đám mây không đòi hỏi doanh nghiệp Thương mại điện tử cần nhiều chuyên môn về Công nghệ Thông tin, cho phép doanh nghiệp tập trung vào tăng trưởng.

4.Vai trò của HI GIO Cloud trong từng ngành hàng

  • Ngành bán lẻ: Được đặt tại trung tâm dữ liệu FPT đạt các chứng nhận quốc tế như TIA-942, Uptime Tier 3 Facility và các tiêu chuẩn ISO 9001, 50001, 27001, 20000, chứng chỉ PCI DSS về thiết kế, xây dựng và vận hành, cùng với nâng cấp cơ sở hạ tầng gen2 với công nghệ tiên tiến bậc nhất tại Việt Nam. HI GIO Cloud sở hữu công nghệ NVMe lưu trữ flash thuộc thế hệ công nghệ lưu trữ mới nhất đảm bảo thời gian hoạt động ổn định tối thiểu cho các nhà bán lẻ là 99,99%. Từ đó nâng cao và cải thiện trải nghiệm của người dùng với Website của doanh nghiệp.
  • Ngành sản xuất: HI GIO Cloud đã hỗ trợ thành công với các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau như (tài chính, thương mại điện tử, bán lẻ, sản xuất,  cửa hàng tiện lợi,v..v..) và đến nay đã có hơn 2000 doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn HI GIO Cloud. HI GIO CLoud giúp doanh ngiệp sản xuất hoàn toàn yên tâm với các tính năng: 
  • Tự động sao lưu dữ liệu, ngăn chặn mất dữ liệu với giải pháp sao lưu toàn diện HI GIO BaaS cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất cần bảo vệ dữ liệu trong môi trường đám mây, môi trường ảo hóa tại chỗ và máy chủ vật lý. Giải pháp này có thể sao lưu đa nền tảng như Centos, RedHat, Ubuntu, Windows,….​ 
  • Mở rộng linh hoạt, nâng cao quản lý đám mây với công nghệ VMware để đảm bảo hiệu suất sản xuất không bị gián đoạn.

– Ngoài ra lựa chọn áp dụng công nghệ đám mây của HI GIO Cloud vào quy trình sản xuất còn giúp doanh nghiệp loại bỏ nhu cầu về máy chủ nội bộ và cơ sở hạ tầng phức tạp. HI GIO Cloud còn hỗ trợ mô hình thanh toán linh hoạt dựa trên sự sử dụng thực tế nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt các chi phí duy trì và quản trị hệ thống.

  • Ngành thương mại điện tử: HI GIO Cloud sở hữu hạ tầng bảo mật toàn diện đạt tiêu chuẩn An toàn thông tin ISO/IEC 27017:2015 và tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS v3.2.1 giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử yên tâm về việc đảm bảo thông tin khách hàng không bị rò rỉ và được bảo mật  toàn diện. HI GIO CLoud cũng có thể trở thành trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp thương mại điện tử nhờ vào đặc tính linh hoạt trong khả năng tự động tăng giảm tài nguyên (auto-scale) dựa trênnhu cầu truy cập thực tế, không để trang web của doanh bị chậm hoặc xảy ra tình trạng lỗi truy cập.

Kết luận

Điện toán đám mây là một nền tảng công nghệ linh hoạt có thể thích ứng với nhu cầu riêng của từng ngành hàng. Bằng cách tận dụng công nghệ tiên tiến của điện toán đám mây, các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có thể đón đầu xu hướng, giải quyết các thách thức tồn đọng của ngành để phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

SHARE

Tin mới nhất

Điện toán đám mây đã cách mạng hóa cách thức hoạt động của các tổ chức, mang đến sự linh hoạt và khả năng tiếp cận tuyệt vời. Tuy nhiên,

Công nghệ điện toán đám mây đã tác động lớn đến việctriển khai hạ tầng CNTT trong doanh nghiệp. Hiện nay Public Cloud và Private Cloud là hai nền tảng

Trong bối cảnh kỹ thuật số phát triển nhanh chóng ngày nay, ứng dụng điện toán đám mây đã trở thành một yếu tố quan trọng thay đổi cuộc chơi

Tin nổi bật

Ngày 13/04/2017, Công ty TNHH MTV Viễn thông quốc tế FPT (FTI) thuộc Công ty Cổ phẩn Viễn thông FPT (FPT Telecom) vừa ra mắt dịch vụ điện toán đám