Sao lưu và khôi phục dữ liệu theo mô hình điện toán đám mây

Dữ liệu luôn là một mắt xích quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ quá trình kinh doanh. Chính vì vậy, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn việc sao lưu dữ liệu theo mô hình điện toán đám mây để đảm bảo tính liên tục cho hoạt động kinh doanh cũng như giảm thiệt hại khi gặp những sự cố hoặc thảm họa.

1.Sao lưu và khôi phục dữ liệu đám mây

  Chuyển đổi số là chiến lược thiết yếu trong hầu hết doanh nghiệp hiện nay, và đi kèm với đó là quá trình số hóa dữ liệu. Vì thế, việc bảo vệ, sao lưu và đảm bảo tính sẵn sàng cho dữ liệu trong không gian số đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. 

Dưới cuộc cách mạng của công nghệ 4.0, giải pháp sao lưu trên nền tảng điện toán đám mây đang trở thành xu hướng và được tin dùng bởi nhiều doanh nghiệp vì lợi ích mà nó mang lại.

Dịch vụ sao lưu trực tuyến, còn được gọi là sao lưu đám mây hoặc sao lưu dưới dạng dịch vụ (BaaS), là một phương pháp lưu trữ dữ liệu ngoại vi trong đó tệp, ứng dụng hoặc cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ trên hạ tầng điện toán đám mây, do nhà cung cấp dịch vụ quản lý. Quá trình sao lưu được thực hiện hoàn toàn thông qua kết nối internet, và dữ liệu sẽ được mã hóa trong suốt quá trình. 

Với mức độ bảo vệ cao, cùng công nghệ tiên tiến, BaaS xây dựng một Hệ thống dự phòng có thể hoạt động không khác gì hệ thống chính khi hệ thống này gặp lỗi hoặc gặp thảm họa. Dữ liệu đã được sao lưu được bảo mật và khôi phục nhanh chóng khi sự cố xảy ra, giảm thiểu thời gian ngưng trệ, đảm bảo hệ thống sẽ luôn hoạt động liên tục.

2.Sao lưu dữ liệu hoạt động như nào?

    Sao lưu đám mây hoạt động bằng cách sao chép dữ liệu của doanh nghiệp lên các máy chủ trên đám mây. Hoạt động sao lưu có thể được thực hiện theo hai cách:

    • Sao chép liên tục: Với tính năng này, nhà cung cấp dịch vụ Cloudsẽ sao chép dữ liệu của công ty bạn vào máy chủ khi dữ liệu thay đổi. Đây là loại sao lưu đám mây phổ biến nhất và phù hợp với các doanh nghiệp luôn cần có bản sao lưu cập nhật dữ liệu mới nhất.  
    • Sao chép theo lịch trình: Nhà cung cấp dịch vụ Cloud sẽ sao chép dữ liệu của doanh nghiệp theo lịch trình đã định. Điều này thường được sử dụng bởi các công ty không cần phải cập nhật bản sao dữ liệu của họ ngay lập tức.

    Với Sao lưu dưới dạng dịch vụ, thay vì thiết lập phần cứng và phần mềm tại chỗ để sao lưu dữ liệu, doanh nghiệp sẽ kết nối các phần mềm cục bộ với phần mềm sao lưu trên đám mây. Dữ liệu được truyền qua kết nối mạng an toàn đến các máy chủ đám mây. Khi dữ liệu của doanh nghiệp đã được sao chép lên đám mây, nó có thể được truy cập từ mọi nơi trên thế giới bằng kết nối internet.

    Dữ liệu được khôi phục như thế nào?

    Sao lưu dữ liệu trên hạ tầng đám mây giúp doanh nghiệp phòng tránh mất dữ liệu khi xảy tình trạng lỗi phần mềm, nhiễm mã độc, hay bị hacker tấn công, thậm chí là thảm họa tự nhiên… Khi những rủi ro xảy ra dẫn đến việc mất dữ liệu, doanh nghiệp thực hiện khôi phục trên nền tảng điện toán đám mây như thế nào?

    Khôi phục dữ liệu là quá trình sử dụng các thiết bị, phần mềm lấy lại dữ liệubị hư hỏng hoặc bị lỗi định dạng hay không thể tiếp cận từ các thiết bị lưu trữ thứ cấp, phương tiện di động, hay các file khi chúng không thể được truy cập bình thường. 

    Trước khi sao lưu dữ liệu trên các hệ thống ảo doanh nghiệp cần hiểu được mức độ rủi ro để đưa ra những giải pháp phù hợp, cũng như dựng chiến lược để khôi phục dữ liệu có thể đảm bảo được tối đa tất cả dữ liệu cơ sở hạ tầng đều được khôi phục sau sự cố.

    Doanh nghiệp cần xác định được điểm phục hồi mục tiêu (RPO) là gì, quy định thời gian chính xác có thể phục hồi trạng thái hệ thống là bao lâu, trạng thái và điều kiện hiện tại của hệ thống cũng ảnh hưởng đến quy trình khôi phục dữ liệu. Vì vậy, doanh nghiệp hoặc các nhà cung cấp dịch vụ sao lưu cần phải có kế hoạch khôi phục dữ liệu đầy đủ hoặc một phần để giúp cho doanh nghiệp hoạt động trở lại trong thời gian ngắn nhất có thể. 

    3.Tầm quan trọng của sao lưu dữ liệu

      Dữ liệu là tài sản quý giá của doanh nghiệp, vậy nên sao lưu dữ liệu đúng lúc, đúng nơi có thể mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích:

      • Tăng tính khả dụng: Sao chép dữ liệu của công ty trên các máy chủ dựa trên đám mây, khiến cho bản sao của dữ liệu đó luôn có sẵn. 
      • Giảm chi phí: Bằng cách sử dụng đám mây để sao lưu, doanh nghiệp đang tận dụng cơ sở hạ tầng phần cứng của nhà cung cấp đám mây, điều này có thể giảm đáng kể chi phí CNTT của công ty.
      • Khả năng mở rộng linh hoạt: Đám mây là một nền tảng có thể mở rộng, doanh nghiệp có thể thêm hoặc xóa tài nguyên khi cần, khiến nó trở thành giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp có nhu cầu tăng đột biến định kỳ.
      • Bảo mật nâng cao: Đám mây là một nền tảng an toàn và cung cấp nhiều lớp bảo vệ an ninh, điều này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu nhạy cảm.
      • Cải thiện khả năng phục hồi sau thảm họa: Doanh nghiệp có thể khôi phục dữ liệu của công ty mình một cách nhanh chóng và dễ dàng trong trường hợp xảy ra thảm họa. Trên thực tế, sao lưu đám mây thậm chí có thể giúp doanh nghiệp ngăn ngừa mất dữ liệu.

      4.Nghị Định 53/2022 về nội địa hóa dữ liệu tại Việt Nam

        Ngày 22/12/2022, Bộ Công an Việt Nam (Bộ Công an) đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến về việc triển khai Nghị định số 53/2022/NĐ-CP (Nghị định 53) hướng dẫn thi hành các quy định mới về nội địa hóa dữ liệu. Điều 26.1 Nghị Định 53/2022 yêu cầu ba loại dữ liệu phải được lưu trữ tại Việt Nam như sau (Dữ Liệu Nội Địa Hóa): Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam và dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam.

        Bên cạnh đó, Cục An Ninh Mạng Và Phòng Chống Tội Phạm Sử Dụng Công Nghệ Cao (A05) đưa ra khuyến nghị doanh nghiệp nên sử dụng 2 phương pháp lưu trữ dữ liệu sau:

        • Đồng bộ theo thời gian thực: Doanh nghiệp có thể tạo một hệ thống lưu trữ riêng để hỗ trợ hoạt động của mình tại Việt Nam. Để tiết kiệm chi phí và tài nguyên xây dựng, các doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu uy tín để lưu trữ dữ liệu tại hệ thống lưu trữ của họ. Sở hữu các trung tâm dữ liệu đạt các chứng nhận quốc tế như TIA-942, Uptime Tier 3 Facility và các tiêu chuẩn ISO 9001, 5001, 27001 về thiết kế, xây dựng và vận hành tại hai thành phố lớn Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, FPT Data centers đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định liên quan đến bảo mật dữ liệu và quản lý thông tin, đáp ứng các yêu cầu nội địa hóa dữ liệu, cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam và giúp ngăn chặn các rủi ro an ninh mạng và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
        • Sao lưu định kỳ: Doanh nghiệp có thể sao lưu dữ liệu định kỳ và lưu trữ trên các phương tiện phù hợp tại Việt Nam (như máy chủ nội địa, ổ cứng, ổ đĩa flash, đĩa CD) ít nhất 7 ngày một lần.

        Nghị Định 53/2022 về nội điạ hóa dữ liệu tại Việt Nam là một bước quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và quản lý dữ liệu quốc gia. Để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về an ninh và chuẩn quốc tế, HI GIO Cloud không chỉ cung cấp lưu trữ dữ liệu an toàn mà còn sử dụng hệ thống Data Center đạt chuẩn quốc tế của FPT tại Hồ Chí Minh và Hà Nội. Điều này đảm bảo rằng dữ liệu của khách hàng được quản lý và bảo mật tại các trung tâm dữ liệu được xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn cao cấp, đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định của Nghị Định 53.

        5.Giải pháp sao lưu và phục hồi toàn diện

          Theo báo cáo Veeam Software – hãng công nghệ hàng đầu thế giới về các giải pháp sao lưu dự phòng dữ liệu; “Hơn 37% lượng dữ liệu trên toàn cầu bị lỗi quá trình sao lưu, 34% lượng dữ liệu đã backup nhưng không thể khôi phục được để sử dụng. 58% các tổ chức, doanh nghiệp không thể khôi phục toàn vẹn dữ liệu đã backup.” Để hạn chế các mối đe dọa tiềm tàng trong quá trình sao lưu dữ liệu của doanh nghiệp HI GIO Cloud powered FPT & IIJ đã kết hợp với Veeam để cùng đưa ra giải pháp Veeam-powered BaaS (HI GIO BaaS) – sao lưu an toàn và toàn diện cho doanh nghiệp.

          (Veeam Software Company – Market leader of Cloud Backup & Recovery)

          HI GIO CLOUD powered FPT & IIJ là Dịch vụ nền tảng hạ tầng điện toán đám mây đạt chuẩn quốc tế đầu tiên cho thị trường Việt Nam, được phát triển bởi hai tập đoàn công nghệ lớn: FPT Telecom và Internet Initiative Japan (IIJ). HI GIO CLOUD được thiết kế riêng cho thị trường Việt Nam bằng nền tảng kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản. 

          Bên cạnh đó, việc kết hợp với hệ thống Data Center đạt chuẩn quốc tế của FPT khiến cho dữ liệu của khách hàng được đảm bảo an toàn. Hãy cùng tìm hiểu giải pháp sao lưu toàn diện của HI GIO dưới đây:

          HI GIO BaaS (Backup as a Service)​

          Giải pháp sao lưu toàn diện cho tất cả các doanh nghiệp cần bảo vệ dữ liệu trong môi trường đám mây, môi trường ảo hóa tại chỗ và máy chủ vật lý. Giải pháp này có thể sao lưu đa nền tảng như Centos, RedHat, Ubuntu, Windows,….​

          Quy trình sao lưu dữ liệu HI GIO BaaS:

          (Quy trình sao lưu dữ liệu tại HI GIO Cloud)

          Bước 1: Doanh nghiệp cài đặt Veeam Agent tại chỗ và tạo các công việc sao lưu để bảo vệ dữ liệu.

          Bước 2: Thiết lập kết nối tới cổng của nhà cung cấp dịch vụ.

          Bước 3: Doanh nghiệp có thể bắt đầu sao chép hoặc sao lưu dữ liệu của mình vào kho lưu trữ đám mây. BaaS cung cấp mã hóa và nén trong quá trình truyền dữ liệu để đảm bảo tính bảo mật và hiệu quả của dữ liệu.

          Bước 4: Doanh nghiệp có thể theo dõi quá trình sao lưu.

          Bước 5: Trong trường hợp xảy ra thảm họa, doanh nghiệp có thể khôi phục dữ liệu từ kho lưu trữ đám mây trở lại môi trường tại chỗ (On-premise) hoặc đến một vị trí khác.

          Quy tắc Backup 3-2-1

          3. ≥ Bản sao dữ liệu 

          Với dữ liệu của doanh nghiệp, một bản sao lưu là không đủ, đặc biệt nếu nó được lưu trữ ở cùng vị trí với dữ liệu chính và trên cùng một loại phương tiện. Vậy nên,  dữ liệu trên HI GIO Cloud sẽ được sao chép ít nhất là ba bản.

          2.≥ Các loại phương tiện truyền thông

          Thay vì lựa chọn hai thiết bị cùng loại có nguy cơ hỏng hóc cùng lúc cao, sao lưu cloud cho hai phương tiện lưu trữ khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp bảo toàn được dữ liệu tốt hơn.

          1.≥ Sao chép ngoài trang web

          HI GIO Cloud sẽ lên kế hoạch sao lưu tách biệt vật lý giữa các bản sao cho các thảm họa cục bộ có thể làm hỏng tất cả các bản sao dữ liệu được lưu trữ ở một nơi của doanh nghiệp.

           Tại sao nên chọn HI GIO BaaS?

          • Bảo vệ rộng: Tự động sao lưu toàn diện trên các môi trường đám mây, ảo, vật lý và NAS.
          • Tự do lựa chọn: 100% được xác định bằng phần mềm và phần cứng– giải pháp bất khả tri cho tính linh hoạt cao nhất
          • Phục hồi đáng tin cậy: Tự động sao lưu và kiểm tra bản sao đảm bảo phục hồi trong bất kỳ thảm họa nào
          • Dữ liệu vẫn an toàn : Tính bất biến từ đầu đến cuối cho các bản sao lưu của bạn ở mọi nơi, từ trung tâm dữ liệu đến đám mây.
          • Tích hợp đám mây: Sao lưu và phục hồi AWS-, Microsoft-Azure- và Google-Cloud tập trung.
          • Khôi phục mọi nơi: Khôi phục trên nhiều đám mây và nền tảng ở định dạng dữ liệu di động.
          • Phục hồi tức thì: Đạt được các thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA) của bạn với các khôi phục đáng tin cậy.
          • Mở rộng quy mô một cách dễ dàng: Giảm chi phí bằng cách kết hợp bất kỳ kho lưu trữ nào với nhau để tạo kho lưu trữ sao lưu có thể mở rộng.
          • Đám mây DR: Nhận khôi phục hai bước cho bất kỳ đám mây nào để khôi phục sau thảm họa (DR), nhà phát triển/thử nghiệm và phân tích nhanh.

          HI GIO DRaaS (Disaster Recovery as a service)

          Khi lựa chọn giải pháp sao lưu dữ liệu HI GIO BaaS, doanh nghiệp sẽ được tư vấn thêm về giải pháp HI GIO DRaaS – giải pháp đồng bộ dữ liệu an toàn sang khu vực khác (như tại chỗ sang HI GIO Cloud; HI GIO Cloud HCM sang HI GIO Cloud HN hoặc ngược lại) để lấy lại quyền truy cập nếu thảm họa có xảy ra. RPO có giá trị tối thiểu 15 phút, phù hợp với hệ thống của doanh nghiệp.​ Đảm bảo khả năng dự phòng ở mức độ cao và khôi phục nhanh chóng của dữ liệu.

          6.Kết luận

          Bảo vệ và bảo quản dữ liệu là vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp đặc biệt là nhà lãnh đạo CNTT. Vì vậy lựa chọn nhà cung cấp uy tín là mối quan tâm hàng đầu đối với các chủ doanh nghiệp, HI GIO CLOUD powered FPT & IIJ tự tin có thể đồng hành doanh nghiệp trong công việc đảm bảo dữ liệu được bảo mật và tuân thủ nghị định 53 để đảm bảo tính liên tục cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.

          SHARE

          Tin mới nhất

          Điện toán đám mây đã cách mạng hóa cách thức hoạt động của các tổ chức, mang đến sự linh hoạt và khả năng tiếp cận tuyệt vời. Tuy nhiên,

          Công nghệ điện toán đám mây đã tác động lớn đến việctriển khai hạ tầng CNTT trong doanh nghiệp. Hiện nay Public Cloud và Private Cloud là hai nền tảng

          Trong bối cảnh kỹ thuật số phát triển nhanh chóng ngày nay, ứng dụng điện toán đám mây đã trở thành một yếu tố quan trọng thay đổi cuộc chơi

          Tin nổi bật

          Ngày 13/04/2017, Công ty TNHH MTV Viễn thông quốc tế FPT (FTI) thuộc Công ty Cổ phẩn Viễn thông FPT (FPT Telecom) vừa ra mắt dịch vụ điện toán đám